Vậy thì nguy cơ cao trong ung thư dạ dày là gì và vì sao có tỉ lệ phát bệnh cao như vậy, nhóm người nào có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?
Những người có nguy cơ cao bị ung thư Dạ dày |
1. Nam giới ở độ tuổi trung niên
Các thống kê y khoa cho thấy trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Trong đó, số bệnh nhân là nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.
2. Nhóm người có khẩu vị ăn uống mặn
Những người thích các món ăn khẩu vị nặng hoặc đậm đà quá mức, những thực phẩm liên quan đến cách chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm, muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.
Điều này cũng thể hiện rõ hơn ở đặc điểm vùng miền địa phương. Những địa phương ăn nhiều đồ mặn hoặc muối chua đều có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.
3. Nhóm người đang mắc các bệnh liên quan
Khái niệm "bệnh liên quan" ở đây thường chỉ 2 nhóm: Một là bản thân người đã có bệnh dạ dày từ trước, ví dụ như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, bệnh nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), hoặc bị loét dạ dày.
Nhóm thứ hai liên quan đến căn bệnh này là xuất phát từ bệnh đau dạ dày, bị các triệu chứng tiền ung thư dạ dày, một số bệnh thông thường như thiếu máu ác tính dẫn đến bị mắc ung thư dạ dày.
4. Tiền sử gia đình có người từng bị ung thư
Nếu như trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị bệnh ung thư, thì nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan của những người thân sẽ có tỉ lệ cao hơn.
Cũng theo bác sĩ Vũ Thị Tâm, kể cả người trẻ tuổi cũng cần lưu ý. Chớ có nghĩ rằng bệnh này có tỉ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên mà bản thân không quan tâm.
Thực tế cho thấy, do lối sống và thói quen của người trẻ đã có nhiều thay đổi, thường xuyên ăn bên ngoài, quán vỉa hè có chất lượng thực phẩm thấp, không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Trong thời gian dài ăn uống trong điều kiện như vậy thì không đủ bảo đảm cho việc phòng tránh bệnh, dễ nhiễm các bệnh về vi khuẩn, dễ dàng tăng nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori, dẫn đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày phổ biến hơn ở người trẻ và ngày càng có xu hướng trẻ hoá độ tuổi mắc bệnh
Một điều chú ý nữa là tỉ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi ngày càng tăng, tỉ lệ tử vong sau khi phát hiện cũng ở mức cao, nhưng thời gian phát hiện bệnh lại thường rơi vào giai đoạn muộn. Lẽ nào nhiều người không chú ý đến việc khám bệnh định kỳ hay sao, bác sĩ Vũ Thị Tâm tiếc nuối.
Thực ra, mọi người hoàn toàn có thể tự kiểm tra và giám sát sức khoẻ của mình dựa trên những thay đổi và dấu hiệu điển hình dưới đây, để khi nhận thấy bất kỳ vấn đề gì liên quan mà kéo dài trong nhiều ngày thì cần phải lập tức đi khám xem có khả năng bị ung thư dạ dày hay không.
Những triệu chứng cần chú ý để phòng ung thư dạ dày hiệu quả
1. Những người trên 50 tuổi và không có tiền sử bệnh dạ dày, không bị rối loạn dạ dày, khó chịu trong dạ dày trong thời gian gần nhất.
2. Cảm thấy khó chịu vùng bụng trên, có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, đau âm ỉ nhẹ hoặc đau nhiều.
3. Sụt cân, trọng lượng cơ thể bỗng nhiên giảm nhiều không rõ nguyên nhân, cơ thể gầy đi trông thấy.
4, Những người đã từng phát hiện bị bệnh dạ dày lành tính, đã từng phải phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày, bỗng nhiên gần đây xuất hiện hiện tượng khó tiêu, buồn nôn, nôn và các triệu chứng tương tự khác.
DieuTriUngThu.com tổng hợp