Điều trị ung thư thực quản cũng giống như điều trị các loại ung thư khác đều phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm kích thước, vị trí, sự lan tràn khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Những biện pháp thường được sử dụng nhằm kiểm soát ung thư, giảm các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1. Điều trị ung thư thực quản như thế nào?
- Phương pháp phẫu thuật: Là biện pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư thực quản. Tùy vào mức độ lan rộng của khối ung thư mà phẫu thuật có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kế cận và các tổ chức khác trong vùng. Phần còn lại của thực quản sẽ được nối với dạ dày giúp bệnh nhân vẫn tiếp tục nuốt và tiêu thụ thức ăn như bình thường. Một số trường hợp đoạn cắt bỏ quá dài, đoạn nối có thể được lấy từ một đoạn ruột non hoặc một ống nhựa. Phẫu thuật viên có thể mở rộng đoạn nối giữa dạ dày và thực quản giúp thức ăn đi xuống dạ dày dễ dàng hơn.
- Phương pháp xạ trị: Biện pháp sử dụng nguồn tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia phóng xạ phát ra có thể xuất phát từ máy xạ trị (xạ ngoài), hoặc từ hoạt chất có hoạt tính phóng xạ được đặt vào khối u (xạ trong). Để thuận lợi cho quá trình xạ trị, một ống nhựa được đặt vào để giúp thực quản luôn mở.
Xạ trị có thể được điều trị một mình hoặc kết hợp hoá chất như một biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật đặc biệt khi khối u lớn và ở vị trí khó khăn cho phẫu thuật. Điều trị tia xạ có thể giúp giảm đau và giúp bệnh nhân nuốt dễ dàng hơn.
- Phương pháp Hoá trị: Biện pháp sử dụng các hoá chất kháng ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hóa chất được tiêm vào tĩnh mạch theo hệ thống tuần hoàn lưu thông khắp cơ thể. Hoá chất có thể điều trị kết hợp với xạ trị như biện pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật / nhằm làm giảm kích thước khối u trước phẫu thuật.
- Điều trị bằng Laser: Là phương pháp sử dụng ánh sáng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp laser chỉ ảnh hưởng đến các tế bào trong vùng điều trị tác dụng phá huỷ tổ chức ung thư và giải phóng vùng tắc nghẽn của ung thư thực quản giúp làm giảm triệu chứng khó nuốt.
- Phương pháp điều trị quang động học: Sử dụng một số thuốc đặc hiệu được hấp thụ chủ yếu bởi tế bào ung thư. Khi chiếu một loại ánh sáng đặc biệt vào các tế bào này, các thuốc sẽ trở nên linh hoạt có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng khó nuốt của ung thư thực quản.
Người bệnh cũng có thể lựa chọn các phương pháp mới trong điều trị ung thư thực quản được bác sĩ đề nghị. Trong đó, các bác sĩ sẽ so sánh hiệu quả các biện pháp điều trị bằng cách phân loại bệnh nhân, một nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới, một nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp thông thường (điều trị chuẩn). Kết quả so sánh có thể giúp các bác sĩ đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả nhất
2. Nhưng tác dụng phụ trong và sau quá trình điều trị
Bệnh nhân thường có những phản ứng thường khác nhau tuỳ thuộc vào loại thuốc và cơ địa. Các bác sỹ sẽ giải thích về các tác dụng phụ trước khi điều trị và đưa ra các biện pháp giúp làm giảm các triệu chứng này. Cụ thể:
- Với phẫu thuật: Quá trình phẫu thuật bệnh nhân có thể cảm thấy đau và tăng cảm giác trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng một số loại thuốc.
- Với xạ trị: Có thể tác động xấu đến các tế bào lành và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của xạ trị nhiều hay ít phụ thuộc vào vùng điều trị và liều điều trị. Thông thường, bệnh nhân xạ trị hay gặp các triệu chứng khô, đau họng, miệng, khó nuốt, sưng đau lợi, mệt mỏi và thay đổi vùng da tại vị trí xạ trị. Bệnh nhân có thể mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Với hoá trị: Cũng giống như xạ trị, hoá trị có thể ảnh hưởng đến cơ quan bình thường trong cơ thể. Tác dụng phụ phụ thuộc chủ yếu vào thuốc điều trị và liều điều trị. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, giảm cảm giác ngon miệng, rụng tóc, đỏ da, ban đỏ, đau môi và họng miệng. Các triệu chứng này sẽ giảm dần trong quá trình hồi phục giữa các đợt điều trị hoặc sau khi điều trị liệu trình kết thúc.
- Với điều trị Laser: Người bệnh có thể cảm thấy đau một thời gian ngắn trong quá trình điều trị nhưng có thể kiểm soát được bằng thuốc. Điều trị quang động học có thể làm tăng nhạy cảm ở da và mắt với ánh sáng sau 6 tuần điều trị hoặc lâu hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị ho, khó nuốt, đau bụng, đau khi thở, hoặc cảm giác hụt hơi sau khi được điều trị.
3. Những lưu ý sau điều trị ung thư thực quản
Ung thư thực quản là bệnh lý có khả năng tái phát, di căn xa nhanh nên bệnh nhân sau điều trị điều trị thành công vẫn cần được theo dõi chặt chẽ. Trong hai năm đầu, bệnh nhân được hẹn khám 3 tháng/lần; từ năm thứ 2 là 4 - 6 tháng/lần.
Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ về cân nặng, khả năng nuốt và cảm giác nuốt. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu, nội soi, sinh thiết hoặc CT.
Bên cạnh đó, các tác dụng phụ sau điều trị cũng là mối quan tâm của bác sĩ và người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi như hẹp, rò miệng nối, viêm phổi, viêm trung thất.
Nguồn: DieuTriUngThu.com
- Giới thiệu
- Bệnh lý
- _Ung thư bàng quang
- _UT buồng trứng
- _Ung thư da
- _Ung thư dạ dày
- _UT đại trực tràng
- _Ung thư gan
- _Ung thư hạch
- _Ung thư máu
- _Ung thư não
- _Ung thư phổi
- _Ung thư thận
- _Ung thư thực quản
- _UT tiền liệt tuyến
- _Ung thư tinh hoàn
- _Ung thư tụy
- _Ung thư tuyến giáp
- _Ung thư vòm họng
- _Ung thư vú
- _Ung thư khác
- Thuốc
- Tư vấn
- Dinh dưỡng - Làm đẹp
- Phòng khám
- Liên hệ