Những bệnh nhân bạch cầu lymphocytic có thể không cần điều trị trong nhiều năm. Người bệnh chỉ cần xét nghiệm máu và kiểm tra bệnh thường xuyên để theo dõi diễn biến bệnh và có biện pháp can thiệp y tế kịp thời khi cần thiết.
Người bệnh mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính thường được điều trị bằng thuốc imatinib (Glivec) hoặc dasatininb. Người bị bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính có thể được điều trị bằng hóa trị hoặc một loại vitamin A có tên là axit retinoic.
Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu đều có thể gây hại cho thai nhi. Do vậy, bệnh nhân phải sử dụng biện pháp tránh thai trong suốt quá trình điều trị.
Phụ thuộc vào thể trạng, tuổi tác, dạng bệnh bạch cầu bệnh nhân mắc phải và các yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt tế bào bạch cầu bị bệnh, mỗi phương pháp sẽ có các tác dụng phụ kèm theo.
ĐIỀU TRỊ BẠCH CẦU BẰNG HÓA TRỊ
Phương pháp hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào bạch cầu bị lỗi. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của các tế bào này.
Các thuốc hóa trị có dạng viên để uống và dạng lỏng để tiêm vào tĩnh mạch. Bệnh nhân điều trị bạch cầu bằng phương pháp hóa trị phải nằm viện trong vài tuần. Song cũng có trường hợp bệnh nhân có thể hóa trị tại nhà, chỉ cần đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên và cập nhật diễn biến điều trị. Sau khi phân tích tình trạng và nguyện vọng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên điều trị tại bệnh viện hay tại nhà.
Quá trình hóa trị khi điều trị bệnh bạch cấu cấp tính được chia thành 3 giai đoạn: cảm ứng, củng cố và duy trì.
Liệu pháp cảm ứng
Đây là giai đoạn khởi đầu của quy trình hóa trị, thường kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Cường độ điều trị trong giai đoạn này khá mạnh để tiêu diệt càng nhiều tế bào bạch cầu bất thường càng tốt. Mục đích là để làm thuyên giảm triệu chứng và thuyên giảm số lượng bạch cầu gây bệnh trong máu và tủy xương của bệnh nhân.
Tiếp đó, bệnh nhân bạch cầu cấp tính phải điều trị thêm bằng cách tiêm thuốc hóa trị hoặc dùng phương pháp xạ trị để tiêu diệt tận gốc khả năng tế bào bạch cầu bất thường lây lan đến dịch tủy của cột sống. Phương pháp xạ trị không nên dùng cho trẻ em vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ sau khi khỏi bệnh.
Liệu pháp củng cố
Được bắt đầu sau khi bệnh nhân đã bước qua giai đoạn điều trị thứ nhất hoặc khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm. Mục đích của liệu pháp củng cố là ngăn chặn sự tái phát của tế bào bạch cầu bất ổn và tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau lần điều trị đầu tiên.
Liệu pháp duy trì
Là giai đoạn cuối cùng trong quy trình hóa trị để điều trị bệnh bạch cầu, kéo dài trong khoảng 2-3 năm nhưng mục đích của nó cũng là tiêu diệt các tế bào bạch cầu gây bệnh còn sót lại.
Giai đoạn điều trị này không diễn ra mạnh mẽ như 2 giai đoạn đầu. Đôi khi, nó có thể được thay thế bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc.
Các tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị
Vì mục đích lớn nhất của phương pháp hóa trị là tiêu diệt tất cả tế bào ung thư bạch cầu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang đến tác dụng phụ phổ biến là làm cho các tế bào khỏe mạnh có thể phân chia nhanh hơn. Từ đó, số lượng tế bào bạch cầu bình thường trong tủy xương cũng tăng lên nhanh chóng.
Các phản ứng phụ khác như buồn nôn, nôn, mù màu gián đoạn, rụng tóc, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đau miệng cũng thường xảy ra. Ngoài ra, nếu quá trình hóa trị làm ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu khỏe mạnh, bệnh nhân cũng có thể bị chảy máu hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng.
Cường độ và mức độ triệu chứng của tác dụng phụ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như liều thuốc được dùng, khả năng đáp ứng hóa trị của người bệnh, thời gian hóa trị…
Đối với những người bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính được hóa trị bằng thuốc imatinib (Glivec), người bệnh thường gặp phải tác dụng phụ ốm yếu, tiêu chảy, chuột rút, phát ban hoặc sưng quanh vùng mắt.
Bệnh nhân bạch cầu cấp tính được hóa trị bằng thuốc axit retinoic có thể bị đau đầu, đau xương hoặc khô da.
Bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc cũng có thể được ngăn chặn hoặc kiểm soát. Bạn hãy nhờ bác sĩ đưa ra lời khuyên về cách đối phó với các tác dụng phụ của phương pháp điều trị bệnh bạch cầu mà bạn đã chọn.
PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẾ BÀO GỐC
Muốn ghép tế bào gốc thì trước đó người bệnh phải được hóa trị hoặc xạ trị liều cao để đảm bảo tiêu diệt tận gốc và toàn bộ các tế bào bạch cầu mang bệnh. Điều này có thể giúp bạn chữa bệnh nhanh hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng kể.
Liệu pháp ghép tế bào gốc làm tăng cơ hội chữa khỏi bệnh lâu dài cho những bệnh nhân bạch cầu còn trẻ tuổi. Song nó không phải là phương pháp được khuyến khích cho cho bệnh nhi vì việc sử dụng hóa trị liều cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển thể chất sau này của trẻ.
Các tế bào gốc phát triển trong tủy xương. Chúng là các mô mềm bên trong xương và chưa phát triển hoàn thiện. Hóa trị liều cao có thể gây hại đến tế bào gốc. Vì thế, nếu bạn cần phải dùng hóa trị liều cao và bác sĩ khẳng định bạn đủ sức khỏe để sử dụng phương pháp này thì tế bào gốc khỏe mạnh sẽ được ghép vào cơ thể sau khi bạn trải qua giai đoạn hóa trị.
Các tế bào gốc có thể được lấy từ máu hoặc trực tiếp từ tủy xương. Người bệnh có thể sử dụng tế bào gốc của chính mình hoặc tế bào gốc của người khác (người hiến tặng) để ghép vào cơ thể mình. Trước đó, bệnh nhân hoặc người hiến tặng tế bào gốc có thể được tiêm một loại thuốc tăng trưởng để kích thích tủy xương tạo ra số lượng lớn tế bào gốc.
Người hiến tặng tế bào gốc sẽ được lấy máu bằng ống tiêm từ tĩnh mạch (thường ở cánh tay trái) hoặc chiếc ống nhỏ đi qua tĩnh mạch ở cổ hoặc ngực. Sau đó, lượng máu vừa lấy sẽ được đưa vào một thiết bị phân tách tế bào gốc.
Những tế bào máu còn lại sẽ được đưa trở lại vào cơ thể người vừa được lấy máu. Quá trình này có thể khiến người này cảm thấy ngứa râm ran ở ngón tay hoặc môi do tác dụng phụ của thuốc chống đông máu được sử dụng khi đưa tế bào máu quay lại cơ thể.
Với người bệnh cần điều trị bệnh bạch cầu, tế bào gốc được truyền vào cơ thể giống như truyền máu. Chúng sẽ tìm đường vào tủy xương để hình thành quy trình phân chia tế bào như bình thường. Quy trình này có thể mất một khoảng thời gian nhất định. Trong lúc đó, sức khỏe của bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi và hỗ trợ bằng nhiều phương pháp y tế khác để đảm bảo quá trình điều trị bệnh bạch cầu đạt hiệu quả cao nhất.
Các tác dụng phụ của liệu pháp ghép tế bào gốc
Trong thời gian chờ đợi liệu pháp này phát huy hiệu quả, người bệnh có thể dễ bị nhiễm trùng. Biểu hiện thường thấy nhất là bầm tím trên da và chảy máu. Cơ thể bệnh nhân cũng trở nên mềm yếu, thiếu năng lượng sống hơn.
Những tác dụng phụ khác bao gồm loét miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát những tác dụng phụ này bằng thuốc hoặc bằng các liệu pháp y tế khác. Vì thế, bạn hãy thông báo cho bác sĩ những vấn đề sức khỏe của bản thân sau khi được ghép tế bào gốc.
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh của bệnh nhân bạch cầu
Ngày nay, với nền y học tiến bộ và sự cải tiến trong phương pháp điều trị bệnh bạch cầu, bệnh nhân có tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn so với trước đây.
Phần lớn trẻ em và người lớn mắc bệnh bạch cầu cấp tính đều được chữa khỏi bằng các phương pháp điều trị hiện đại. Với những người không thể khỏi bệnh thì mức độ thuyên giảm cũng cao hơn và kéo dài thời gian sống hơn sau khi điều trị. Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lymphocytic giai đoạn đầu có thể không cần điều trị. Song điều này cần có chỉ định của bác sĩ và bạn phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Với khả năng tái phát bệnh sau khi điều trị, điều này không giống nhau ở tất cả bệnh nhân. Do vậy, y học không có câu trả lời chắc chắn. Nó còn tùy thuộc vào các yếu tố như loại bệnh bạch cầu bạn mắc phải, triệu chứng bệnh, tuổi tác và khả năng đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Bạn cần trao đổi kỹ về trường hợp của mình với bác sĩ để có được câu trả lời chính xác.
Nguồn: DieuTriUngThu.com